Kiến Thức Nông Nghiệp

Tại sao lá cây chuyển sang màu vàng và cách khắc phục?

07/08/2021 Agmin.vn 0 Nhận xét

Đi dạo trong một vườn cây xanh mướt lá sẽ giúp chúng ta cảm thấy khoan khoái và yêu đời hơn. Nhưng đôi khi, dù cho chúng ta đã chăm sóc cây thật kỹ lưỡng thì lá cây vẫn chuyển sang màu vàng. Thật là chán phải không nào? Trên thực tế, hiện tượng lá cây chuyển sang màu vàng là điều cực kỳ phổ biến. Và trong nông nghiệp, người nông dân gọi đây là bệnh vàng lá. Vậy nguyên nhân khiến cây bị vàng lá là do đâu và làm sao để khắc phục? Mời bạn tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Ngoài cây bị bệnh, vàng lá xảy ra khi có yếu tố nào đó cản trở chất diệp lục của cây - đó là sắc tố thực vật đằng sau của màu xanh lá cây tuyệt đẹp của chúng. Khi thấy cây có hiện tượng lá vàng là cho bạn biết cây cần được sự giúp đỡ. Bằng cách xem các dấu hiệu và thực hiện đúng các bước cần thiết, bạn có thể khắc phục lá vàng và ngăn ngừa sự quay trở lại của chúng.

Hầu hết các hiện tượng lá vàng có thể bắt nguồn từ một trong những nguyên nhân sau đây sau:

- Thoát nước kém hoặc tưới nước không đúng cách.

- Hư rễ hoặc rễ bị nén chặt.

- pH đất không phù hợp.

- Thiếu chất dinh dưỡng thích hợp.

Thiếu dinh dưỡng trong hoa hồng 
Các hoa văn màu vàng trên lá úa vàng cung cấp manh mối cho sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Thoát nước kém hoặc tưới nước không đúng cách:

Tưới nước không đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến lá cây bị vàng hoặc héo.

Vấn đề nước:

Quá nhiều hoặc quá ít - là nguyên nhân hàng đầu khiến lá vàng; nhất là đối với những cây trồng trong chậu. Khi đất quá ẩm ướt, thiếu ôxy rễ cây không thở được. Chúng bị chết ngạt, ngừng hoạt động và thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Thiếu nước, hoặc hạn khô, cũng có tác dụng tương tự như vậy. Khi thiếu nước, cây không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Kết quả dẫn đến lá vàng.

Để khắc phục hoặc ngăn ngừa các vấn đề về nước, chúng ta hãy bắt đầu với làm đất tơi xốp, thoát nước tốt. Nếu bạn trồng trong thùng chứa hoặc chậu, hãy chọn chậu có lỗ thoát nước tốt, có thể cho một lớp sỏi dưới đáy và giữ cho đĩa không bị đọng nước thừa. Tránh trồng ở nơi thường dễ bị tích tụ nước mưa. Kết hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như phân trộn (compost), xơ dừa hoặc hạt Pertlite vào đất của bạn để cải thiện cấu trúc đất và giúp giữ ẩm và thoát nước.

Trước khi bạn tưới nước, hãy thử độ ẩm của đất bằng cách "dùng ngón tay trỏ" cắm vào đất, chèn ngón tay trỏ của bạn vài phân vào đất để kiểm tra độ ẩm của đất. Theo nguyên tắc chung, chỉ tưới nước khi cảm thấy đất khô. Nếu cảm thấy đất mát và ẩm, hãy đợi vài ngày. Luôn để đất hơi khô trước khi tưới lại. Mùa nắng nóng nên tủ gốc bằng vỏ cây, xác mía… để tránh thoát hơi nước.

Rễ bị hư hoặc rễ bị nén chặt:

Sự hư rễ xảy ra nhiều lý do, từ xẻng bừa bãi đến thối rễ và các bệnh khác. Một khi rễ bị hư hại, rễ có thể gặp khó khăn trong quá trình cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng cần. Đối với cây trồng trong chậu khi cây phát triển lớn ra khỏi chậu, rễ chúng bị nén chặt quanh phạm vi của chậu. Đối với cây trồng ngoài trời, khi đất bị nén chặt sẽ hạn chế sự di chuyển của nước, oxy và chất dinh dưỡng cho cây. Trong những trường hợp này, rễ không thể hoạt động bình thường và dẫn đến các vấn đề biểu hiện vàng lá.

Việc làm đầu tiên, kiểm tra thùng chứa/chậu trồng để tìm rễ bị hư hại hoặc bị nén chặt hay không; nếu có, hãy nhẹ nhàng đem cây ra khỏi chậu bằng cách này sẽ giúp bạn có cái nhìn cận cảnh về độ ẩm của đất. Rễ cây khỏe mạnh có màu vàng trắng. Rễ thối, màu đen hoặc sẫm và có mùi hôi. Nên cắt bỏ những rễ bị hư. Trong trường hợp nếu rễ bị thối và bị bệnh, là đã đến lúc bạn nên cân nhắc trồng cây mới. Nếu rễ bị nén chặt hãy cắt tỉa những rễ không tốt, xới nhẹ rễ, thêm chất hữu cơ và thay chậu vào chậu lớn hơn thêm phân trộn vào để cho đất thoát nước tốt.

Đối với cây cảnh ngoài vườn hoặc nông trại, hãy cải thiện độ nén của đất bằng cách làm thoáng của đất. Kết hợp chất hữu cơ và lớp phủ hữu cơ vào địa điểm trồng trọt. Cung cấp thạch cao, Gypsum (CaSO4. 2H2O), thành phần calcium sulphat không làm thay đổi độ pH trong đất; trong khi đó vôi, lime (CaCO3) có thành phần calcium carbonate sẽ làm tăng độ pH trong đất. Bón Gypsum vào đất cũng có thể cải thiện độ nén của đất, đặc biệt là ở nơi có nhiều đất sét, bằng cách này sẽ giúp lá luôn xanh tốt.

Lá nho bị vàng lá.

Độ pH trong đất không phù hợp:

Khi độ pH của đất không phù hợp có thể gây ra tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng và gây ra vàng lá. Nếu cây được trồng cây trong thùng/chậu và được cung cấp thường xuyên với các loại phân bón cao cấp và đầy đủ, thì độ pH của đất có thể không phải là nguyên nhân chính khiến bạn quan tâm về vấn đề bị vàng lá. Nhưng nếu có vấn đề về vàng lá, thì độ pH của đất có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng vàng lá.

Độ pH của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Sự sẵn có của chất dinh dưỡng bị thay đổi khi độ pH của đất tăng hoặc giảm trong thang độ pH. Hầu hết các loại cây trồng, bao gồm cả cỏ sự phát triển tốt nhất với độ pH của đất trong khoảng từ trung tính đến hơi chua, đó là gần 6,0 đến 7,0. Tuy nhiên, có các loại cây lại "ưa đất chua" như cây họ đỗ quyên (rhododendrons) và việt quất (blueberry) thích đất có độ pH từ 4,5 đến 5,5.

Khi độ pH của đất thấp hơn hoặc cao hơn phạm vi tối ưu cho phép của cây trồng, một số chất dinh dưỡng sẽ trở nên ít có sẵn hơn hoặc cây không hấp thụ dinh dưỡng cần thiết để phát  triển. Mặc dù có các chất dinh dưỡng trong đất đầy đủ trong đất nhưng cây trồng không thể hấp thụ chúng. Lá chuyển sang màu vàng cho đến khi vấn đề về pH được khắc phục.

Nên kiểm tra kiểm tra đất để xác định độ pH nơi cây được trồng. Hầu hết các phòng thí nghiệm thử nghiệm giúp xác định độ pH và đưa ra các khuyến nghị về việc sửa đổi đất để khôi phục sự cân bằng pH. Khi độ pH được điều chỉnh hợp lý các chất dinh dưỡng sẽ trở lại có sẵn cho cây và lá sẽ xanh tươi trở lại.

Thêm nữa, độ pH trong đất không những ảnh hưởng đến sự sẵn có các dinh dưỡng cho cây trồng mà nó cũng có ảnh hưởng đến sự hoạt động của các vi sinh vật và sự di chuyển các chất kim loại nặng (chì, thủy ngân, a sen và cát mi) trong đất. Để cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt pH của đất từ 6,5 đến 7,2. Tuy nhiên, vi sinh vật cũng cần chất hữu cơ, độ ẩm, ôxy và nhiệt độ.

Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy các chất dinh dưỡng đa lượng và trung lượng mà cây trồng cần với số lượng lớn nhất, trong khi đó các nguyên tố vi lượng, được yêu cầu với số lượng nhỏ hơn. Tất cả chất dinh dưỡng này có sẵn nhiều nhất cho cây khi độ pH của đất từ 6,5 đến 7,0.

Các chất dinh dưỡng đa lượng có sẵn nhiều nhất cho cây trồng khi độ pH của đất từ 6,5 đến 7,5 phạm vi này rộng hơn một chút so với chất dinh dưỡng vi lượng.

Ở cả hai mức cực độ, khi đất trở nên cực kỳ chua hoặc kiềm, nhiều chất dinh dưỡng bị khóa  lại và trở nên ít có sẵn cho cây trồng, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và tác động tiêu cực đến sự phát triển và năng suất của cây trồng.

Từ phía bên trái của biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng ở độ pH thấp, nơi đất trở nên chua hơn:

• Tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng chính và phụ trở nên ít có sẵn hơn.

• Các nguyên tố dạng vi lượng như molypden (Mo) trở nên ít có sẵn đối với cây  trồng.

• Tính sẵn có của nhôm (Al) tăng lên rất nhiều ở độ pH của đất dưới 5,5 và nó có thể hạn chế khả năng hấp thụ phốt pho của thực vật là do làm giảm khả năng hòa tan phốt pho. Khi nhôm đạt đến mức cao nó sẽ gây độc cho cây trồng.

Trong khi đó các nguyên tố khác như sắt (Fe) và mangan (Mn) trở nên sẵn có hơn, và Mn có thể đạt đến mức cao gây độc cho cây trồng.

Xin lưu ý rằng nhôm (Al) không phải là chất dinh dưỡng thực vật, và do đó không được hiển  thị trong sơ đồ trên, nhưng tự nhiên có trong đất và ảnh hưởng của độ pH đất rất thấp (độ chua rất cao) có thể dẫn đến ngộ độc nhôm ở thực vật, nó có thể cực kỳ độc hại đối với rễ cây.

Từ phía bên phải của biểu đồ, ở độ pH cao hơn, nơi đất trở nên kiềm hơn:

• Khi độ pH lớn hơn 7,5, canxi có thể liên kết với phốt pho, khiến nó ít có sẵn cho cây trồng.

• Nguyên tố vi lượng sắt trở nên ít hơn.

• Sự sẵn có của kẽm và các nguyên tố vi lượng khác như coban giảm, tạo ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể dẫn đến sinh trưởng kém, cây còi cọc và giảm năng suất ở một số loại cây trồng.

• Ngoài ra, độ pH có thể liên kết và hãm các nguyên tố khác như bo, sắt, mangan, đồng và kẽm, khi pH tăng lên.

Vì thế chúng ta nên kiểm tra độ pH trong đất ít mỗi năm một lần vì độ pH có thể thay đổi theo thời gian và trong quá trình canh tác.

Thiếu chất dinh dưỡng thích hợp:

Khi lá vàng vẫn xảy ra ở những nơi pH đất lý tưởng, nhưng có thể do tồn tại sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cụ thể nào đó. Trong thực tế một số chất dinh dưỡng rất di động tốt trong  môi trường đất và ngược lại, cũng có những chất dinh dưỡng không di động tốt trong đất cũng như trên cây. Ví dụ, nitơ di chuyển qua đất dễ dàng và bị rửa trôi nếu cây không hấp thụ hết. Trừ khi nitơ trong đất được bổ sung thường xuyên thông qua việc bón phân, nếu thiếu nitơ sẽ làm cho cây, cỏ có màu vàng hoặc xanh nhạt.

Nếu nghi ngờ cây thiếu hụt các chất dinh dưỡng, hãy bổ sung bón phân hợp lý với dinh dưỡng cao cấp có thể giúp cho cây trở lại tươi tốt mau hơn. Tư vấn với Kỹ thuật khuyến nông cũng có thể giúp cho chúng hiểu rõ sự liên quan cụ thể của các chất dinh dưỡng trong môi trường đất và cây trồng. Việc xác định lá nào chuyển sang màu vàng trước, sau và cách thức bắt đầu xảy ra vàng sẽ giúp chúng ta biết được manh mối về thiếu những chất dinh dưỡng phổ biến như sau:

• Thiếu nitơ: biểu hiện một màu vàng cả cây. Các lá già bên trong chuyển sang màu vàng trước. Khi tiến triển, màu vàng di chuyển ra ngoài lá, cuối cùng cũng đến các lá non.

• Thiếu kali: biểu hiện khi mép lá chuyển sang màu vàng tươi, nhưng lá bên trong vẫn xanh. Các lá già biểu hiện triệu chứng đầu tiên, và các mép lá sớm chuyển sang màu nâu.

• Thiếu magiê: bắt đầu bằng các mảng vàng giữa các gân lá trên các lá già. Các gân lá vẫn xanh khi màu vàng di chuyển từ tâm lá ra ngoài. Mép lá chuyển sang màu vàng sau cùng.

• Thiếu sắt: cũng có biểu hiện vàng giữa các gân lá, nhưng lá non trên ngọn cây và ngọn cành trước tiên sẽ bị ảnh hưởng.

• Thiếu lưu huỳnh: bắt đầu từ những lá non mới nhất, chúng chuyển sang màu vàng trong suốt.

Mối quan hệ giữa các chất dinh dưỡng trong đất và trong thực vật rất phức tạp. Ví dụ, kali thấp có thể làm cho sắt ít hơn. Ngược lại, nếu kali dư thừa sẽ liên kết với canxi, magiê và nitơ sẽ gây ra sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đó. Điều đó làm cho việc bón phân hợp lý với các loại dinh dưỡng cao cấp và đáng tin cậy là rất quan trọng để giữ cho cây của bạn không bị vàng lá.

Theo sự khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng dùng phân NPK (10-10-10) với sự pha trộn lý tưởng của các chất dinh dưỡng chính thiết yếu, cộng với các chất dinh dưỡng trung lượng:Mg, Ca & S và các vi lượng: Sắt (Fe), Boron (B), Mangan (Mn),Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Molyđên (Mo), Ni ken (Ni) và Clo (Cl) sẽ giúp cây khỏe mạnh và cho năng suất cao hơn. Đối với thực vật ưa axit (pH Thấp) Nên dùng phân NPK10-8-6 cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu với các vi chất dinh dưỡng bổ sung ở dạng luôn sẵn khi độ pH của đất tháp. Khi thiếu magiê hoặc lưu huỳnh dùng Epsom (magiê, lưu huỳnh và ôxy) sẽ khắc phục vàng lá. Khi chất sắt thấp, dùng Ironite Plus NPK 12-10-10 sẽ chống lại sự thiếu hụt sắt và giúp cây của bạn luôn xanh tốt.

Danh Phan 
Australia, 11/2020

Tags: bệnh vàng lá

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: