Kiến Thức Nông Nghiệp

Ứng dụng của Lignosulphonate trong sản xuất phân bón Chelate

03/09/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Là một phụ phẩm của ngành công nghiệp giấy, Lignosulphonate đang được tận dụng để sản xuất ra các loại phân bón chelate, đem lại cho cây trồng rất nhiều lợi ích khác nhau khi bón qua lá hoặc bón đất. Vậy đó là những lợi ích nào và tại sao bà con nông dân nên cân nhắc lựa chọn loại phân bón này? Sau đây, hãy cùng Agmin tìm hiểu các thông tin liên quan đến phân bón Lignosulphonate chelate.

1. Lignosulphonate là gì?

Lignosulphonate có nguồn gốc từ Lignin (trong tiếng Việt đọc là linhin). Lignin là một chất hữu cơ có mặt trong mọi cấu trúc tế bào của thực vật, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào (thân gỗ, vỏ gỗ). Do đó, lignin hoàn toàn thân thiện với con người, cây trồng và đất.

Lignosulphonate la gi

Lignin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào thân gỗ.

Lignosulphonate có cấu trúc rất phức tạp. Bởi vì sở hữu các điện tích ion vi lượng khác nhau nên Lignosulphonate rất thích hợp để sản xuất các loại phân bón vi lượng Chelate.

>>> Xem thêm: Phân biệt chất dinh dưỡng vi lượng và chất dinh dưỡng đa lượng.

2. Lợi ích khi sử dụng phân bón Lignosulphonate Chelate?

Khi phun qua lá:
• Giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách dễ dàng.
• Di chuyển linh hoạt trong thân cây.
• Thúc đẩy hoạt động của các nguyên tố vi lượng.
• Khắc phục sự thiếu hụt dinh dưỡng ở cây.
• Tạo thành lớp phủ bám dính tốt trên lá, hạn chế tình trạng bị nước mưa rửa trôi.
• Có thể được sử dụng như chất làm ướt và chất phân tán.

Khi bón đất:
• Có tính ổn định cao, khó bị thay thế bởi các nguyên tố dinh dưỡng khác trong đất.
• Có khả năng chống lại sự thủy phân.
• Các nguyên tố siêu vi lượng được chelate có khả năng chống lại sự phân hủy vi sinh.
• Có thể hòa tan trong nước.
• Khó bị kết tủa khi gặp các ion hoặc chất keo trong đất.
• Khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng vi lượng của đất.

Dưới dạng phân bón lỏng, lignin đóng vai trò là một phức chất, giúp các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng có thể hòa toàn trong điều kiện pH bất lợi. Nhờ đó, cây trồng cũng sẽ dễ dàng hấp thụ các vi chất dinh dưỡng này hơn.

  • Khi được sử dụng để bón qua lá, lignin không gây ra tình trạng cháy lá, tức là không gây ngộ độc thực vật.
  • Khi được dùng làm phân bón đất, lignin giúp các nguyên tố dinh dưỡng lưu lại trong đất lâu hơn.

Công thức phân bón có bổ sung lignin được ứng dụng từ đơn giản (tức là 1 nguyên tố) cho đến phức tạp (từ 6 nguyên tố trở lên) và hàm lượng của lignosulphonate trong các công thức này thường từ 5-15%.

Lignosulphonate được phân loại là chelate có độ bền trung bình. So với các muối vô cơ, chelate hỗ trợ khắc phục thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng tốt hơn là bởi vì: Chelate có khả năng chuyển vị trong cây tốt hơn muối vô cơ. Trong khi hầu hết các muối vô cơ chỉ “đứng yên” ở rễ hoặc tại khu vực được bón lá thì các chelate có thể di chuyển linh hoạt đến các bộ phận khác nhau và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các bộ phận đó. Mặt khác, so với muối vô cơ, các nguyên tố được chelate hóa có thể chuyển vị từ rễ lên lá hoặc từ lá xuống rễ.

>>> Xem thêm: Khả năng di chuyển và lợi ích của các chất dinh dưỡng trong cây trồng.

Các vi chất dinh dưỡng phức tạp được tạo ra từ Lignosulphonate có độ bền liên kết yếu hơn so với các vi chất dinh dưỡng được tạo ra từ amin, chẳng hạn như là Axit Etylen Diamin Tetra Acetic (EDTA). Nhờ đó, vi chất được tạo ra từ Lignosulphonate có khả năng tương thích với hầu hết các loại thuốc trừ sâu và phân bón gốc urê. Tuy nhiên, nhà nông cũng cần kiểm tra tính tương thích của Lignosulphonate với các thành phần khác trước khi bón đại trà cho cây trồng.

Ngoài ra, Lignin đã được Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) và Cơ quan quản lý thực phẩm & dược phẩm (FDA) công nhận là không độc hại, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: