Kiến Thức Nông Nghiệp

Silic giúp tăng cường sức đề kháng của thực vật trước những điều kiện căng thẳng như thế nào?

21/03/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Silic là một trong những nguyên tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng, bởi vì nó không chỉ giúp tăng cường độ cứng cho thân cây, chống ngã đổ bật rễ mà còn ngăn ngừa sâu và bệnh hại. Vậy cụ thể hơn thì Silic đem lại cho cây trồng những lợi ích gì? Agmin mời bà con tham khảo thông tin liên quan ngay sau đây.

Silic được cây hấp thụ dưới dạng H4SiO4.

1. Silic có đặc điểm gì?

Silic (tiếng Anh là Silicon, ký hiệu hóa học: Si) là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ trái đất, chỉ xếp sau nguyên tố Oxy. Silic còn là thành phần của hầu hết các loại khoáng chất. Trong dung dịch đất, Silic chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất axit silixic monome (H4SiO4), đây cũng là dạng Silic được cây trồng hấp thụ.

Trong cơ thể thực vật, Silic tích tụ trong các mô. Tùy theo đặc trưng của mỗi loài thực vật, nồng độ Silic dao động trong khoảng từ 0,1 đến 10% trên cơ sở trọng lượng khô.

Silic là một nguyên tố vi lượng cần thiết đối với cây trồng, do đó nếu thiếu hụt Silic cây khó có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Mặc dù vậy, cho đến hiện nay Silic vẫn chưa được công nhận là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sinh trưởng sinh dưỡng của thực vật, nguyên nhân là do nó không tham gia vào quá trình trao đổi chất.

Vậy Silic đem lại lợi ích gì cho cây trồng? Silic có những vai trò nổi bật trong việc giúp cây chống lại các điều kiện căng thẳng thực vật, như là:

- Tăng sức đề kháng, tự bảo vệ trước sâu hại, bệnh hại

- Tăng cường quang hợp

- Giảm nguy cơ ngộ độc kim loại nặng

- Cải thiện cân bằng dinh dưỡng

- Tăng khả năng chống chịu hạn hán và sương giá

Bên cạnh đó, Silic còn có công dụng trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của một số bệnh hại phổ biến sau:

- Bệnh đạo ôn (do nấm Magnaporthe grisea) trên lúa

- Bệnh héo Fusarium trên chuối

- Bệnh phấn trắng trên lúa mạch

- Nấm Pythium trên dưa chuột

- Bệnh thối hồng trên cây dưa

- Bệnh đốm xám lá trên lúa mạch đen

- Bệnh thán thư và đốm góc trên lá cây đậu

- Bệnh phấn trắng trên cây nho

>>> Xem thêm: Căng thẳng thực vật và những điều cần lưu ý.

2. Silic giúp tăng cường sức đề kháng của cây đối với sâu, bệnh hại như thế nào?

Khả năng kháng bệnh của cây được tăng cường là nhờ sự tích tụ Silic trong hệ thống biểu bì. Trước khi truyền bệnh cho cây, các tác nhân gây bệnh phải xuyên qua một số rào cản vật lý, chẳng hạn như lớp biểu bì và thượng bì. Khi đó, Silic sẽ phát huy công dụng làm lớp biểu bì, thượng bì cứng cáp hơn, giúp cây chống lại những nhân tố gây hại.

Bên cạnh cơ chế vật lý, Silic còn có tác dụng hình thành và tổng hợp các hợp chất ngăn ngừa bệnh hại như là hợp chất phenolic và phytoalexin, đồng thời kích hoạt các enzym bảo vệ.

Đối với các loài sâu hại (như sâu cuốn lá lúa, sâu đục thân, rầy xanh và rầy nâu, sâu keo trên ngô, bọ phấn trắng trên đậu, ve,...), Silic ngăn chặn sự tấn công của chúng bằng cả 2 cơ chế vật lý và sinh hóa. Silic làm cứng và làm nhám mô thực vật, khiến sâu hại khó ăn hoặc hút chích chất dinh dưỡng của cây và đồng thời làm tổn thương cơ miệng của chúng. Ngoài ra, Silic còn có thể bảo vệ cây gián tiếp bằng cách sản xuất ra các chất thu hút thiên địch của sâu hại.

Silic giúp cây tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và các điều kiện căng thẳng thực vật.

3. Silic giúp cây chống chọi các điều kiện căng thẳng phi sinh học như thế nào?

- Đối với căng thẳng về nước – Sự tích tụ Silic dưới lớp biểu bì có thể làm giảm tốc độ thoát hơi nước. Điều này sẽ giúp cây chịu đựng khô hạn tốt hơn. 

- Đối với căng thẳng về nhiệt độ – Rò rỉ chất điện giải từ tế bào thực vật là dấu hiệu cho thấy màng tế bào bị hư hại. Cả 2 điều kiện căng thẳng nhiệt độ và giá rét đều có thể gây ra thiệt hại như vậy cho màng tế bào. Trong các trường hợp này, Silic sẽ giúp cải thiện tính ổn định của màng tế bào và giảm bớt thiệt hại do áp lực nhiệt độ. Ngoài ra, Silic còn kích thích sản xuất chất chống oxy hóa và protein sốc nhiệt (là 1 trong một nhóm protein giúp bảo vệ tế bào khỏi các loại căng thẳng).

- Silic cũng được chứng minh là giúp cây tăng khả năng chống chịu tác hại của bức xạ.

- Căng thẳng về độ mặn – Sự hấp thụ natri là một trong những nguyên nhân chính gây ra căng thẳng về độ mặn. Nồng độ natri cao ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của cây. Silic có vai trò làm giảm sự hấp thụ và tích lũy natri, đồng thời hạn chế khả năng di chuyển của natri trong cây.

4. Bổ sung Silic cho cây bằng cách nào?

Điều đặc biệt là cây trồng có thể hấp thụ Silic dưới dạng phân bón đất hoặc phun qua lá. Vì vậy, bà con hoàn toàn có thể cân nhắc lợi ích của mỗi dạng phân bón để lựa chọn sản phẩm bổ sung Silic phù hợp cho cây.

Riêng bài viết này, Agmin gợi ý bà con sử dụng 2 sản phẩm phân bón lá (bón được cho cả gốc) là: AGB Silfos Complex và AGB Silicate Complex.

1. AGB Silfos Complex chelate hữu cơ: với Axit Humic, Axit Fulvic chứa NPK trung vi lượng và Silic hòa tan; cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây; bảo vệ và tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá, cháy mép lá, lem lép, thán thư; ngăn chặn sự tấn công của nấm bệnh và côn trùng gây hại; giải độc kim loại nặng trong đất, kháng lại độ mặn, làm giảm căng thẳng sinh học và phi sinh học.

2. AGB Silicate Complex chelate hữu cơ: điều hòa sinh trưởng tự nhiên cho cây, cung cấp chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng chelate hữu cơ giúp cây hấp thụ được gần 100%; giúp phát triển thân chồi to mập cứng cáp, đọt đi nhanh, lá to, dày, xanh, kéo dài tuổi thọ của cây; phục hồi cây sau khi bị nấm bệnh tấn công.

>>> Xem thêm: Phân bón lá và những điều cần biết.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: