Kiến Thức Nông Nghiệp

Ứng dụng của Quy luật tối thiểu Liebig trong nông nghiệp

05/08/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Quy luật tối thiểu của Liebig, hay được gọi đơn giản là Quy luật Liebig hoặc Quy luật cực tiểu, là một nguyên lý được phát triển trong khoa học nông nghiệp năm 1828 và sau đó được nhà khoa học Justus von Liebig phổ biến rộng rãi năm 1840. Đến nay, quy luật này vẫn còn được áp dụng rộng rãi trong việc gieo hạt và trồng trọt, các lĩnh vực thuộc nông nghiệp. Vậy ý nghĩa của quy luật tối thiểu Liebig là gì? Hãy cùng Agmin tìm hiểu thông tin chi tiết ngay sau đây.

1. Quy luật tối thiểu của Liebig là gì?

Quy luật tối thiểu Liebig được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ thế kỷ thứ 19. Quy luật này được đặt theo tên của một nhà khoa học người Đức mang tên Justus von Liebig. Theo quy luật này, sự phát triển, năng suất của cây bị chi phối bởi chất dinh dưỡng có hàm lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết của cây trồng, năng suất sẽ chỉ tối ưu bằng cách phải cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng nguyên tố đang thiếu đó, bón thêm bao nhiêu dinh dưỡng khác cũng không làm tăng sản lượng, hay sự phát triển của cây trồng.

quy luat liebig

Thùng gỗ minh họa cho Quy luật tối thiểu Liebig

Để minh họa cho quy luật Liebig, một nhà khoa học khác mang tên Dobenecks đã sử dụng hình ảnh một cái thùng gỗ - hay thường được gọi là thùng Liebig. Dựa vào hình minh họa trên, chúng ta thấy rằng, dung tích nước mà thùng gỗ chứa biểu thị sản lượng thực tế được phụ thuộc vào thanh gỗ có chiều dài ngắn nhất. Tương tự vậy, sự tăng trưởng của cây trồng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có hàm lượng thấp chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của cây..

2. Ứng dụng của quy luật Liebig trong nông nghiệp

Quy luật tối thiểu Liebig được áp dụng vào việc trồng cây, gieo hạt, các lĩnh vực mà người ta nhận thấy rằng việc gia tăng lượng chất dinh dưỡng có sẵn không giúp ích cho sự phát triển của cây. Chỉ khi nào chúng ta bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu hụt, đáp ứng đúng nhu cầu của cây thì cây mới phát triển khỏe mạnh được.

3. Tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng

Đất thiếu Bo sẽ khiến cho năng suất cây trồng giảm, bất kể bón bao nhiêu N-P-K đi nữa.

Tầm quan trọng của Quy luật tối thiểu Liebig thể hiện rõ nhất khi giá cả của một số loại phân bón tăng lên. Trong nhiều trường hợp giá phân bón tăng lên, một số nhà nông lựa chọn cắt giảm hoặc thậm chí bỏ hẳn các loại phân bón vi lượng hoặc dinh dưỡng thứ cấp, để tập trung đầu tư cho các chất kali (K), magiê (Mg) và lưu huỳnh (S)... Nhưng theo Quy luật tối thiểu Liebig, nếu đất thiếu Bo thì năng suất cây trồng sẽ giảm, bất kể chúng ta bón bao nhiêu N-P-K đi nữa.

>>> Xem thêm: Phân biệt chất dinh dưỡng đa lượng và chất dinh dưỡng vi lượng.

Biên tập bởi Agmin VN

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: