Kinh Nghiệm

Cách nhận biết và kiểm soát 3 bệnh thường gặp trên cây có múi

16/02/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Cây có múi là tên gọi chung của nhóm cây cam, quýt, chanh, bưởi... cùng họ Rutaceae. Hiện nay trên thế giới, canh tác cây có múi là một ngành sản xuất lớn, xuất hiện tại hơn 140 quốc gia. Cùng với sự gia tăng về số lượng giống mới cũng như mở rộng diện tích canh tác, một số bệnh hại cây có múi (như bệnh thán thư, bệnh ghẻ loét, bệnh chảy gôm) cũng trở nên phổ biến hơn, đe dọa nhiều hơn tới năng suất và giá trị kinh tế. Vậy làm cách nào để nhận biết và kiểm soát những căn bệnh nguy hiểm này? Agmin mời bà con tham khảo nội dung ngay sau đây.

1. Nhận biết và kiểm soát bệnh ghẻ loét trên cây có múi

Bệnh ghẻ loét là một căn bệnh nguy hiểm, do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây ra, tấn công hầu như tất cả các loại cây có múi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ còn tùy thuộc vào giống cây và khí hậu của mỗi khu vực canh tác.

Bệnh ghẻ loét trên cây có múi.

Triệu chứng:

- Lúc đầu, bệnh biểu hiện trên lá dưới dạng những đốm tròn màu nâu, viền xung quanh màu vàng sáng và úng nước. Càng về sau, đốm bệnh to dần ra, sần sùi giống như sẹo mụn.

- Đặc điểm gây hại trên quả là những vết loét màu vàng, có hình dạng giống mụn ghẻ.

- Giai đoạn cuối của bệnh, cây còi cọc, chết héo, rụng lá, rụng quả.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Bệnh dễ bùng phát vào mùa xuân.

- Nấm bệnh phát tán theo gió, nước tưới và nước mưa bắn tung tóe từ đất lên cây.

Kiểm soát:

- Trước đợt gió mùa, cắt bỏ các cành bị nhiễm bệnh.

- Chọn những cây con không có vết bệnh để trồng ở ruộng chính.

- Tránh để nước tưới đọng lại trên lá, vệ sinh và dọn dẹp vườn thông thoáng, sạch sẽ.

- Che phủ hoàn toàn trái non và lá non.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp hạn chế rụng trái trên cây có múi.

2. Nhận biết và kiểm soát bệnh thán thư trên cây có múi

Bệnh thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến nhất trên cây có múi, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Tác nhân gây ra bệnh là nấm Colletotrichum zibethinum. Nếu gặp điều kiện độ ẩm cao và kéo dài, tỷ lệ cây mắc bệnh có thể lên đến 100%.

Bệnh thán thư trên cây có múi.

Triệu chứng:

- Trên lá cây:

  • Ban đầu, lớp biểu bì của lá bị phá hoại, thay vào đó là các đốm loang lổ với phần trung tâm màu nâu nhạt. Thời gian sau, xuất hiện thêm các chấm đen nhỏ nằm rải rác, đó chính là quả thể của nấm bệnh.
  • Nhện đỏ là một trong những “thủ phạm” làm lây nhiễm nấm bệnh cho cây.

- Trên quả:

  • Những quả dễ bị nấm bệnh tấn công nhất thường là những quả đã bị hư hại trước đó do cháy nắng, bỏng hóa chất, côn trùng đục khoét, bị bầm dập hoặc do thời gian bảo quản kéo dài. Đốm bệnh có đường kính từ 1,5mm trở lên, màu nâu sẫm hoặc đen.
  • Thời gian đầu, biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện trên vỏ, nhưng không bao lâu sau, nấm bắt đầu xâm nhiễm vào bên trong, khiến quả mềm nhão. Trong môi trường ẩm ướt, bào tử nấm có màu hồng còn khi gặp điều kiện khô ráo thì chuyển thành màu nâu đen.
  • Đặc biệt, nếu ủ quả chín bằng ethylene, theo thời gian, đốm bệnh sẽ trở nên thâm đen và kết quả cuối cùng là hư hỏng, thối mềm.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Nhiệt độ mát mẻ (khoảng 20°C).

- Độ ẩm tương đối cao (>80%) trong thời gian dài và có sương mù.

Kiểm soát:

- Tỉa bỏ lá, cành nhiễm bệnh.

- Phun thuốc diệt nấm chứa gốc Đồng (Cu).

>>> Xem thêm: Cách phòng trừ bệnh thán thư.

3. Nhận biết và kiểm soát bệnh xì gôm chảy mủ trên cây có múi

Bệnh xì gôm chảy mủ do nấm Phytophthora sp. gây ra, khiến cây chảy nhựa hay chảy mủ ở thân. Nước mưa đọng kéo dài cùng với mặt thân ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát triển mạnh hơn.

Bệnh xì mủ chảy gôm trên cây có múi.

Triệu chứng:

- Thời gian đầu mới chớm bệnh, ở phần thân cây gần với mặt đất xuất hiện những đốm úng nước, không có hình dạng nhất định.

- Sau đó, lớp vỏ cây tại những đốm này bắt đầu khô lại, nứt nẻ và tuột khỏi thân cây, một lượng lớn gôm vàng đục chảy ra từ đó.

- Cuối cùng, cây mất nước, sinh trưởng kém, lá chuyển vàng và rụng nhiều.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Môi trường lạnh và ẩm ướt kéo dài.

Kiểm soát:

- Ngoài việc cạo bỏ phần vỏ cây nhiễm bệnh, bà con cũng cần bỏ luôn cả phần vỏ khỏe mạnh nằm xung quanh chỗ bệnh để ngăn chặn tối đa khả năng lây nhiễm.

- Đảm bảo đất thoát nước, kết hợp lắp đặt hệ thống tưới vòng nhỏ giọt để nước không tiếp xúc với thân cây.

4. Agmin giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh trên cây có múi như thế nào?

Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh đó chính là đáp ứng dinh dưỡng đầy đủ cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây có múi. Được như vậy, cây trồng mới phát triển khỏe mạnh, tạo ra năng suất tối ưu, phẩm chất quả to đều, đạt vị.

Theo đó, Agmin gợi ý bà con áp dụng quy trình bón phân cho cây có múi như sau:

Thứ nhất: Bổ sung dinh dưỡng cho cây

1. Giai đoạn sau thu hoạch - trước khi ra hoa:

- Phun kết hợp 3 sản phẩm: Silfos Complex; Silicate Complex; Boron Complex.

2. Giai đoạn nuôi quả - thu hoạch:

- Phun sản phẩm: CanxiBo để bổ sung vi lượng Canxi và Boron cho cây.

Thứ hai: Ngừa bệnh hoặc điều trị bệnh

- Phun thuốc trị nấm HortiPhos 600 cho lá, cành và thân cây.

Ngoài ra, để có thể nắm rõ liều lượng pha phân và tần suất phun, Agmin mời bà con tham khảo thêm thông tin chi tiết tại: GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG DÀNH CHO CÂY CÓ MÚI.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: