Kiến Thức Nông Nghiệp

5 Khuyến nghị quan trọng về việc sử dụng phân bón

01/06/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Bởi vì tính chất phức tạp của hệ sinh thái nông nghiệp nên rất nhiều triết lý và khuyến nghị khác nhau về việc sử dụng phân bón đã được hình thành và phát triển. Trong đó, một số được đưa ra trên nền tảng khoa học vững chắc và một số vẫn đang được tranh luận. Nhìn chung, có 5 khuyến nghị phổ biến là: Tích lũy và Duy trì; Mức độ vừa đủ của chất dinh dưỡng có sẵn; Duy trì; Tỷ lệ bão hòa của cation Bazơ; và Định lượng. Agmin mời bà con theo dõi chi tiết ngay sau đây.

1. Khuyến nghị 1: Phương pháp Tích lũy và Duy trì

khuyen nghi ve phan bon 1

Tích lũy dinh dưỡng giúp hạn chế tối đa năng suất giảm và thoái hóa đất.

Mục tiêu của phương pháp Tích lũy và Duy trì là nâng cao mức độ dinh dưỡng trong đất và duy trì mức độ đó trong những năm tiếp theo. Sau khi đạt đến mức tới hạn, mức độ dinh dưỡng trong đất cần được duy trì ở điểm bằng hoặc cao hơn mức đó.

Theo phương pháp này, tỷ lệ bón phân ở mức độ cao được áp dụng cho đến khi đạt được mức tới hạn của mỗi chất dinh dưỡng. Giai đoạn sau đó, áp dụng tỷ lệ bón phân thấp hơn để bù đắp lượng dinh dưỡng mà cây đã hấp thụ.

Mức tới hạn của mỗi chất dinh dưỡng được xác định thông qua việc phân tích đất, giúp cây trồng có thể đạt được 90% năng suất tiềm năng. Nếu bón phân vượt quá mức tới hạn này, không những không đem lại lợi ích về mặt dinh dưỡng mà còn khiến cây trồng gặp nguy cơ sụt giảm năng suất 10% và thậm chí là bị ngộ độc.

Quá trình tích lũy dinh dưỡng cho đất có thể mất nhiều năm để hoàn thành và chi phí phân bón cũng sẽ cao hơn, dẫn đến lợi nhuận thu được trong những năm đầu tiên khá thấp. Tuy nhiên, bù lại, chúng ta có thể hạn chế tối đa tình trạng giảm năng suất cũng như thoái hóa đất do lạm dụng phân bón.

Điều cốt lõi để đạt được kết quả như mong muốn là phải định kỳ kiểm tra, phân tích dinh dưỡng đất nhằm đảm bảo không vượt quá các mức tới hạn.

2. Khuyến nghị 2: SLAN (Mức độ vừa đủ của chất dinh dưỡng có sẵn)

Trong phương pháp SLAN (Sufficiency Level of Available Nutrient), chúng ta cần thực hiện phân tích đất để xác định được mức độ sẵn có của mỗi chất dinh dưỡng như thế nào, tiếp theo là phân loại các mức độ này thành 4 nhóm: Thấp - Vừa đủ - Cao - Quá mức. Dựa trên số liệu thu được, chúng ta sẽ biết được nhu cầu dinh dưỡng của cây. Từ đó, cung cấp đúng lượng chất dinh dưỡng cây đang cần vào mùa sinh trưởng, đồng thời giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ:

  • Nếu mức độ của một chất dinh dưỡng trong phân tích đất được liệt kê vào nhóm “Thấp” thì chúng ta cần áp dụng tỷ lệ phân bón cao hơn mức khai thác của cây trồng.
  • Nếu mức độ dinh dưỡng được phân vào nhóm “Cao” và giả định là cây trồng không phản ứng với việc bón chất dinh dưỡng đó, thì việc bón thêm chất dinh dưỡng là điều không cần thiết.

Hiện nay, phương pháp SLAN đã được chấp nhận rộng rãi tại nhiều trường đại học và phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.

3. Khuyến nghị 3: Phương pháp Duy trì - tiêu hao chất dinh dưỡng

Phương pháp Duy trì - tiêu hao chất dinh dưỡng (nutrient removal) sử dụng việc tiêu hao chất dinh dưỡng của cây trồng để làm cơ sở cho các khuyến nghị.

“Tiêu hao chất dinh dưỡng”“hấp thụ chất dinh dưỡng” là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Trong khi “hấp thụ chất dinh dưỡng” đề cập đến tổng lượng chất dinh dưỡng cần thiết để cây hoàn thành vòng đời của nó, thì “tiêu hao chất dinh dưỡng” chỉ liên quan đến lượng chất dinh dưỡng tồn tại trong các cơ quan được thu hoạch (hạt ngũ cốc, trái cây, cỏ cho gia súc,...).

Tiêu hao dinh dưỡng liên quan lượng chất dinh dưỡng tồn tại trong các cơ quan được thu hoạch.

Phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng trong điều kiện đất có đủ dinh dưỡng và phù hợp hơn với cây ăn trái hoặc cây thân gỗ, bởi vì một lượng đáng kể chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ được tái sinh và trả lại cho đất.

Lưu ý: Phương pháp này không đề cập tổng lượng chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ cho nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong đất.

4. Khuyến nghị 4: BCSR (Tỷ lệ bão hòa cation Bazơ)

Phương pháp BCSR (Base Cation Saturation Ratio) dựa trên giả định rằng tồn tại một tỷ lệ lý tưởng giữa các cation trao đổi. Tỷ lệ phần trăm CEC (Khả năng trao đổi Cation) của đất bị chi phối bởi các cation dồi dào trong đất như là Kali, Canxi, Magie và Natri. CEC và các cation đều được tính bằng đơn vị meq/100g.

ty le bao hoa cation bazo

Ghi chú:

  • Base saturation: Bazơ bão hòa
  • K saturation: Kali bão hòa
  • Ca saturation: Canxi bão hòa
  • Mg saturation: Magie bão hòa
  • Na saturation: Natri bão hòa

Nhìn chung, theo phương pháp này, CEC của Canxi là 65-85%, Magiê là 6-12% và Kali là 2-5%.

Mặc dù phương pháp BCSR đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi nhưng đến nay người ta vẫn còn tranh luận về nó và nó chưa có đủ bằng chứng khoa học thuyết phục. Việc giải thích các kết quả BCSR còn tùy thuộc vào loại đất và giá trị CEC khác nhau.

Thông thường, BCSR khuyến nghị sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như, trong môi trường đất đá vôi, tỷ lệ Ca:K cao, nếu áp dụng BCSR thì lượng Kali được khuyến nghị sẽ rất nhiều.

5. Khuyến nghị 5: Phương pháp Định lượng

Giá trị dinh dưỡng thu được khi phân tích đất được coi là giá trị tuyệt đối.

Ví dụ:

Nếu nhu cầu Kali của cây trồng là 120 lbs/acre. Phân tích đất cho thấy mức Kali trong đất là 80 lbs/acre. Theo khuyến nghị, chúng ta cần bón thêm 40 lbs/acre Kali. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể gây ra những sai lầm lớn trong khuyến nghị sử dụng phân bón.

Ví dụ:

Kết quả phân tích đất cho thấy nồng độ Canxi là 800 ppm, được chiết xuất bằng amoni axetat.

Đối với đất có khối lượng riêng là 1,2 tấn/m3 và độ sâu lấy mẫu đất là 20 cm, thì:

Ca = 1,2 x 0,2 x 800 x 10 = 1920 kg/ha

Trong khi nhu cầu Canxi của hầu hết các loại cây trồng chỉ dao động từ 50 đến 300 kg/ha, nếu chúng ta bón phân theo phương pháp định lượng thì sẽ có một lượng lớn Canxi dư thừa trong đất.

Tuy vậy, ví dụ trên không sát với thực tế, bởi vì xét theo góc độ diễn giải của phân tích đất, nồng độ Canxi 800ppm được coi là thấp.

Trên đây là 5 khuyến nghị quan trọng về việc sử dụng phân bón. Ngoài ra, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, một số yếu quan trọng khác mà chúng ta nhất định phải lưu ý là: loại cây, giống cây, phân tích đất, chất lượng nước, phân tích mô thực vật, điều kiện thời tiết, quản lý tưới tiêu, loại đất trồng, v.v….

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: