Kiến Thức Nông Nghiệp

Khả năng di chuyển và vai trò của các chất dinh dưỡng trong cây trồng

21/08/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Sự sinh trưởng và phát triển của cây phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ đất, nước, không khí, hoặc được bổ sung qua phân bón. Có 18 nguyên tố cần thiết cho dinh dưỡng thực vật, mỗi nguyên tố có chức năng, hàm lượng nhu cầu và đặc điểm di chuyển khác nhau trong cây. Nhu cầu chất dinh dưỡng thường tăng lên theo sự phát triển của cây trồng, và sự thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng có thể gây hại cho cây trồng như làm chậm hoặc kìm hãm sự tăng trưởng và giảm năng suất.

Khả năng di chuyển chất dinh dưỡng ở cây trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán và nhận biết cây thiếu hoặc thừa dinh dưỡng nào bằng cách quan sát lá cây. Vậy khả năng  di chuyển từng chất dinh dưỡng trong cây diễn ra như thế nào? Mời nhà nông tìm hiểu thông tin liên quan trong bài viết sau đây.

Có 18 nguyên tố bao gồm: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Co, Ni là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của mọi loại cây. Trong đó:

- Cacbon, Hydro và Oxi là 3 nguyên tố không phải là khoáng chất. Carbon và Oxy được cây hấp thụ thông qua lá dưới dạng Carbon dioxide (CO2). Còn Oxy và Hydro kết hợp lại với nhau để tạo thành nước, nước đi vào thân cây thông qua rễ.

- 15 nguyên tố còn lại là các khoáng chất hòa tan trong đất và đi vào thân cây khi rễ cây hút nước. Bên cạnh đó, 15 nguyên tố này sẽ được chia thành 2 nhóm chất dinh dưỡng, gồm:

  • Chất dinh dưỡng đa lượng (đa lượng sơ cấp và đa lượng thứ cấp hay còn gọi là trung lượng) là những chất mà cây cần hấp thụ với một hàm lượng lớn.
  • Chất dinh dưỡng vi lượng: là những chất mà cây chỉ cần với một hàm lượng nhỏ nhưng nếu đi thiếu chúng thì cây sẽ khó có thể phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

>>> Xem thêm: Phân biệt chất dinh dưỡng đa lượng và chất dinh dưỡng vi lượng

Bảng thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát về vai trò và khả năng di chuyển bên trong cây của mỗi nguyên tố dinh dưỡng kể trên:

Nguyên tố đa lượng

Ký hiệu Khả năng di chuyển trong cây Vai trò đối với cây
Đa lượng sơ cấp
Nitơ N

Hình thành các axit amin, vitamin và protein; phân chia tế bào thực vật.

Phốt pho P Di chuyển ít Lưu trữ và chuyển hóa năng lượng; giúp tăng trưởng tế bào; hình thành và phát triển rễ, hạt; chống chọi giá rét; tổng hợp nước.
Kali K Chuyển hóa, phân hủy và chuyển vị carbohydrate; tổng hợp nước; đậu quả; chống chọi giá rét; kháng lại sâu bệnh.
Đa lượng thứ cấp ( Trung lượng )
Canxi Ca Không Cần cho sự phân chia và hình thành tế bào; chuyển hóa nitơ; chuyển vị chất dinh dưỡng; đậu quả.
Magiê Mg Di chuyển ít Sản xuất diệp lục; tổng hợp phốt pho và sắt; nuôi dưỡng quả.
Lưu huỳnh S Hình thành axit amin; phát triển enzym và vitamin; cần cho sản xuất giống; hình thành diệp lục
Nguyên tố vi lượng Ký hiệu

Khả năng di chuyển trong cây

Vai trò đối với cây
Boron Bo Không Giúp hạt giống nảy mầm và phát triển ống phấn; hình thành hạt và thành tế bào; thúc đẩy cây tăng trưởng; chuyển vị đường.
Clorua Clo Duy trì cân bằng ion, tham gia quá trình quang hợp.
Đồng Cu Không Là chất xúc tác trao đổi chất; hỗ trợ cây quang hợp và sinh sản; cải thiện vị ngọt, màu sắc và hương vị của quả.
Sắt Fe Không Hình thành chất diệp lục; vận chuyển oxy; cần cho sự phân chia và tăng trưởng tế bào
Mangan Mn Không Tham gia vào hệ thống enzyme; cần cho tổng hợp chất diệp lục; tăng cường hoạt động của Phốt pho và Canxi.
Molybdenum Mo Không Hình thành nitrate reductase; chuyển đổi phốt phát vô cơ thành hữu cơ
Niken Ni Chuyển hóa và cố định nitơ; tăng khả năng chống chọi bệnh tật.
Kẽm Zn Không Cần cho hệ thống hormone và enzyme; sản xuất chất diệp lục; hình thành carbohydrate, tinh bột và hạt.
Coban Co Không Cần cho quá trình cố định Nitơ; hỗ trợ hình thành B12.

Khi đã được cây hấp thụ vào bên trong, các chất dinh dưỡng này sẽ tự động di chuyển đến các bộ phận của cây. Tiếp theo là quá trình cây tự tổng hợp chất dinh dưỡng. Sau khi quá trình này kết thúc, một số chất sẽ bất động tại một chỗ, trong khi những chất khác tiếp tục di chuyển đến những bộ phận có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn thường là sự phát triển mới. Và bằng  việc nhận biết được chất nào đứng yên và chất nào di chuyển, chúng ta có thể chẩn đoán các triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây.

Cụ thể hơn, nếu cây thiếu hụt các chất dinh dưỡng “bất động”, triệu chứng sẽ xuất hiện trong quá trình sinh trưởng mới (Ảnh 1). Còn nếu cây thiếu hụt các chất dinh dưỡng có khả năng di chuyển thì triệu chứng xuất hiện ở những bộ phận đã trưởng thành (Ảnh 2).

Ví dụ:

Ảnh 1: Cây thiếu nguyên tố Sắt (là 1 chất dinh dưỡng bất động) nên xảy ra tình trạng rối loạn khả năng hình thành chất diệp lục ở lá non, điều này khiến lá non không có màu xanh sẫm như những lá đã trưởng thành.

Ảnh 2: Cây thiếu nguyên tố Nitơ (là 1 chất dinh dưỡng có khả năng di chuyển) nên khiến cho lá trưởng thành úa vàng và xơ xác.

Thông thường, các triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng bộc lộ rõ nhất khi cây bước vào giai đoạn phát triển tối đa hoặc những thời điểm nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng cao (chẳng hạn như khi ra hoa, đậu trái,...).

Theo nghiên cứu của Đại học Michigan (Hoa Kỳ), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây thiếu hụt dinh dưỡng, cơ bản nhất vẫn là do chất dinh dưỡng trong đất bị hạn chế, hàm lượng không đủ để cung cấp cho cây. Đất cát có kết cấu lỏng nhẹ dễ rửa trôi; độ pH của đất quá cao hoặc quá thấp; nhiệt độ quá thấp; khô hạn hay ngập úng là những nguyên do chính khiến cho hàm lượng dinh dưỡng trong đất sụt giảm. Trường hợp cần phải bổ sung các thiếu hụt dinh dưỡng cho cây đặc biệt giai đoạn sinh trưởng, sinh thực hay phuc hồi sau bệnh, sau thu hoạch thì phân bón lá là rất cần thiết để đáp ứng nhanh chóng kịp thời cho cây trong điều kiện đất bất lợi khiến rễ cây không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Biên dịch bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: