Kiến Thức Nông Nghiệp

Căng thẳng thực vật và những điều nhà nông cần lưu ý

14/08/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Giống như con người chúng ta, thực vật cũng bị căng thẳng (hay còn gọi là stress). Tình trạng căng thẳng ở thực vật xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, khiến cây trồng dễ bị sâu bệnh và sụt giảm năng suất. Vậy cụ thể thì căng thẳng thực vật là gì, nguyên nhân và biểu hiện ra sao? Bài viết sau đây của Agmin sẽ cung cấp cho nhà nông thông tin liên quan về vấn đề này.

cang thang thuc vat

1. Nguyên nhân gây ra căng thẳng thực vật?

Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng căng thẳng ở thực vật, bao gồm:

- Thứ nhất là bắt nguồn từ môi trường xung quanh (nhiệt độ quá lạnh hoặc nóng, thiếu nước, độ ẩm cao,...) - gọi là căng thẳng phi sinh học

- Thứ hai là bắt nguồn từ vi sinh vật có hại (sâu bệnh, nấm, vi khuẩn, côn trùng, cỏ dại,...) - gọi là căng thẳng sinh học.

2. Căng thẳng thực vật tác động như thế nào đến sức khỏe cây trồng?

Trên thực tế, không phải lúc nào các triệu chứng căng thẳng ở cây trồng cũng biểu hiện rõ ra bên ngoài. Chẳng hạn như chúng ta không thể thấy được tình trạng căng thẳng ở rễ, do đó, nếu nhà nông không có các biện pháp ngăn ngừa, hỗ trợ cây vượt qua thời kỳ căng thẳng thì cây sẽ chậm lớn, héo úa, kém hấp thụ chất dinh dưỡng, kéo theo đó là tác động xấu đến năng suất và hiệu quả kinh tế.

3. Các biện pháp phòng ngừa căng thẳng thực vật ở cây trồng?

bien phap ngan ngua cang thang thuc vat

Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh, nhà nông có thể ngăn ngừa các triệu chứng căng thẳng ở cây trồng bằng cách tập trung chăm sóc hạt giống; bón phân; cải tạo đất trồng. Cụ thể là:

3.1. Xử lý tốt hạt giống

Nắng nóng, sương giá và hạn hán là những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thực vật, khiến cây chậm phát triển và cho năng suất kém. Đối với các loại cây hàng năm như ngũ cốc, các loại hạt ép lấy dầu (đậu phộng, vừng, mè,...) thì giai đoạn tăng trưởng trong 2-6 tuần đầu tiên kể từ lúc gieo hạt cực kỳ quan trọng. Xử lý tốt hạt giống chính là cách hiệu quả để phòng ngừa nguy cơ căng thẳng, đảm bảo sức khỏe cây con, chất lượng và năng suất cây trồng. 

3.2. Bón phân để cân bằng chất dinh dưỡng

Các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng bao gồm: NPK, Canxi, các chất dinh dưỡng vi lượng và khoáng chất. Theo đó, bón phân là cách giúp nhà nông cung cấp và duy trì các khoáng chất dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi trong đất. Tuy nhiên, không phải loại phân bón nào cũng có thể được áp dụng, tốt nhất là nhà nông nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, để tránh hủy hoại quần thể vi sinh vật có lợi trong đất.

3.3. Cải tạo chất lượng đất trồng

Đất có chất lượng tốt là loại đất giàu dinh dưỡng và tiềm ẩn ít mầm bệnh. Hàm lượng carbon hoạt tính mạnh và quần thể vi sinh đa dạng là 2 yếu tố then chốt quyết định nên chất lượng của đất, cụ thể như sau:

- Carbon hoạt tính là một thành phần quan trọng của cấu trúc đất, ảnh hưởng đến khả năng thấm và giữ nước của đất, đồng thời hỗ trợ rễ cây phát triển tốt hơn.

- Quần thể vi khuẩn có lợi giúp đất duy trì hàm lượng chất dinh dưỡng lâu hơn, giảm tỷ lệ cây trồng mắc bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng mà nhà nông cần biết về căng thẳng thực vật. Nếu không được kiểm soát kịp thời, căng thẳng thực vật có thể khiến năng suất cây trồng giảm đi 10 hoặc 20%. Vì vậy, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa căng thẳng ngay từ giai đoạn gieo trồng là việc làm mà mỗi nhà nông không nên bỏ qua.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: