Kinh Nghiệm

Cách phòng bệnh héo xanh trên dưa leo (dưa chuột)

29/10/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Tình trạng dưa leo (dưa chuột) héo rũ và chết không rõ lý do có thể bắt nguồn từ bệnh héo xanh vi khuẩn. Thủ phạm truyền vi khuẩn héo xanh sang dưa leo chính là rầy dưa hay còn gọi là bọ hại dưa. Mặc dù hiện nay chưa có cách điều trị bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, nhưng vẫn có thể áp dụng một số biện pháp phòng bệnh vào đầu mùa vụ. Hãy cùng Agmin theo dõi thông tin chi tiết ngay sau đây.

1. Một số biểu hiện của bệnh héo xanh trên dưa leo

1.1. Cách kiểm tra bệnh héo xanh trên dưa leo

Ngay cả khi đã được tưới nước một cách đầy đủ, dưa leo vẫn hoàn toàn có thể mắc bệnh héo xanh. Để kiểm tra xem dưa leo có mắc bệnh hay không, bà con cần cắt một đoạn thân héo, phần thân trên mặt đất, sau đó ép lấy nước. Nếu quan sát thấy có chất nhầy chảy ra từ phần thân đó thì cây đã nhiễm vi khuẩn héo xanh. Chính chất nhầy này làm tắc nghẽn hệ thống tuần hoàn của thực vật, ngăn cản nước lưu thông đến các bộ phận của cây dưa leo.

cach kiem tra benh heo xanh

Chất nhầy chảy ra từ phần thân đó thì cây đã nhiễm vi khuẩn héo xanh.  ​​​​​​

1.2. Biểu hiện của bệnh héo xanh trên dưa leo

Bệnh héo xanh diễn biến nhanh chóng trên dưa leo và dưa ngọt. Trong vòng 1 tuần đầu tiên sau khi cây mắc bệnh, trên lá sẽ xuất hiện các đốm hoặc vết mờ mờ. Toàn bộ cây dưa leo sẽ héo rũ và quả trở nên biến dạng, méo mó chỉ trong 2 tuần mắc bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ thấy lá không bị ngả vàng mà vẫn còn xanh.

bieu hien benh heo xanh dua leo

Cây mắc bệnh héo xanh do vi khuẩn

2. Nguyên nhân gây ra bệnh héo xanh trên dưa leo

Bệnh héo xanh do vi khuẩn Erwinia tracheiphila gây ra, vi khuẩn này bám vào cây dưa khi 2 loài bọ dưa (gồm bọ dưa đốm và bọ dưa sọc) ăn lá cây dưa. Vi khuẩn Erwinia tracheiphila có thể tồn tại sẵn trong hệ tiêu hóa của bọ dưa hoặc do côn trùng đem từ nơi khác đến. Ngoài ra, bọ dưa cũng có thể làm lây lan virus khảm dưa chuột.

nguyen nhan gay benh heo xanh dua leo  

Bọ dưa sọc màu vàng, chiều dài khoảng 6mm và có 3 sọc đen trên thân.

nguyen nhan gay benh heo xanh

Bọ dưa đốm màu vàng và có 12 đốm đen. Ngoài dưa chuột, bọ dưa đốm còn ăn lá của các loại cây thuộc họ bầu bí khác như bí đao, bí ngô, dưa hấu, mướp, khổ qua,...

Cả 2 loài bọ dưa này đều đẻ trứng trong đất. Trứng của chúng có màu vàng cam, ấu trùng nở ra màu trắng với phần đầu màu đen và đuôi màu sẫm. Vì vậy, bà con cần thường xuyên quan sát gốc cây dưa để xem có ấu trùng bọ dưa hay không.

3. Cách phòng bệnh héo xanh trên dưa leo

Cách tốt nhất để phòng bệnh héo xanh do vi khuẩn là giữ cho cây dưa luôn khỏe mạnh, thông qua việc tưới đủ nước và chăm bẵm kỹ lưỡng. Cây héo và yếu ớt rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cây dưa thông qua các vết cắn của côn trùng, bọ ăn dưa hoặc các vết xước trên thân cây.

Sau đây là một số biện pháp mà bà con có thể áp dụng để ngăn ngừa bệnh héo xanh do vi khuẩn:

- Chọn hạt giống tốt: Trên thị trường, có khá nhiều loại hạt giống dưa leo có khả năng chống chọi lại vi khuẩn gây bệnh héo xanh. Trong trường hợp cần thiết, bà con nên tham khảo ý kiến của chuyên gia / kỹ sư nông nghiệp để tìm được giống dưa leo phù hợp nhất với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương.

- Tiêu hủy trứng của bọ dưa: Tiêu hủy trứng của bọ dưa, không cho chúng có cơ hội sinh sôi và nảy nở là cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn héo xanh. Mùa sinh sản của bọ dưa là vào đầu xuân, trong giai đoạn này chúng sẽ đẻ trứng ở mặt dưới của lá cây dưa. Bà con cần thường xuyên kiểm tra lá dưa hoặc cả cây dưa để kịp thời loại bỏ trứng của bọ dưa trước khi ấu trùng nở ra.

- Phủ lưới chắn côn trùng: Lưới hoặc màng chống côn trùng cũng sẽ là “cứu cánh” giúp bà con bảo vệ dưa leo khỏi sự tấn công của bọ ăn lá. Lưu ý rằng, khi cây ra hoa thì hãy mở lưới ra để ong vào vườn thụ phấn.

- Sử dụng thuốc trừ sâu: Dưa leo rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu, vì vậy, bà con hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng biện pháp này và chỉ nên phun thuốc sau khi đã thử các biện pháp kể trên. Trong trường hợp phải dùng đến thuốc sâu, bà con cần lưu ý một số việc như sau:

  • Đảm bảo sử dụng thuốc trừ sâu đúng theo hướng dẫn in trên nhãn mác.
  • Bọ dưa sọc hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian từ xế chiều cho đến sáng sớm, vì vậy thời điểm phun thuốc hợp lý nhất là vào buổi tối.
  • Để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất, nên phun thuốc trong giai đoạn bọ dừa còn là ấu trùng. 

CẢNH BÁO: Đối với những cây đã nhiễm bệnh héo xanh, cần ngay lập tức nhổ bỏ chúng ra khỏi vườn trước khi vi khuẩn lây lan tồi tệ hơn.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: