Kiến Thức Nông Nghiệp

Nhận biết và kiểm soát 3 căn bệnh phổ biến trên cây cà phê

07/02/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Cà phê là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực của nước ta, được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây nguyên như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và nhất là Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Canh tác cây cà phê chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt vào giai đoạn thời tiết nóng ẩm, rất dễ phát sinh nhiều loại bệnh khác nhau, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nếu không được cải thiện kịp thời. Vì vậy, ngay sau đây Agmin mời bà con tham khảo một số biện pháp kiểm soát 3 căn bệnh phổ biến trên cây cà phê là: bệnh thán thư, bệnh rỉ sắt và bệnh thối đen.

1. Cách kiểm soát bệnh thán thư trên cây cà phê

Bệnh làm cây cà phê rụng trái non, chết cành, làm giảm năng suất trên diện rộng nếu không được điều trị sớm.

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây cà phê.

- Triệu chứng:

  • Bệnh xuất hiện triệu chứng trên cây con, hoa, quả, lá, vùng đốt và cành.
  • Các đốt và lóng gần ngọn cây bị vàng và hoại tử.
  • Trên lá xuất hiện các chấm tròn màu xám, đường kính khoảng 2-3mm.
  • Trên quả chín có những vết trũng nhỏ màu sẫm. Hạt chuyển thành màu nâu. Ngoài ra, còn có hiện tượng dieback (cây héo úa, chết khô).
  • Trên những cành bị nhiễm bệnh, nụ hoa không bung cánh.

- Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển: Khí hậu ấm áp, có mưa và độ ẩm cao.

- Cách kiểm soát bệnh:

  • Bà con cần cắt tỉa lá, cành, nhánh cây nhiễm bệnh rồi đem đi chôn hoặc thiêu hủy.
  • Rửa sạch tay và dụng cụ làm vườn sau khi tiếp xúc với cây bệnh.
  • Đảm bảo vườn cây thông thoáng, giữ khoảng cách giữa các cây để giúp không khí lưu thông và cây dễ đón nắng, như vậy lá cây sẽ nhanh khô hơn sau khi tưới. 
  • Phủ rơm xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho đất trong thời tiết khô hạn.
  • Bón phân cân đối dinh dưỡng để duy trì sức khỏe của cây, giúp cây thêm cứng cáp.
  • Có thể sử dụng thuốc xịt gốc Đồng (Cu) hoặc phun thuốc HortiPhos 600 để kiểm soát và tiêu diệt trực tiếp nấm bệnh, đồng thời tăng cường khả năng tự miễn dịch của cây cà phê.

2. Cách kiểm soát bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh rỉ sắt (cũng có nơi gọi là gỉ sắt) được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với cây cà phê trên toàn thế giới. Các tác động lâu dài của căn bệnh oái oăm này thường gây ra sự sụt giảm đáng kể về năng suất và phẩm chất cà phê.

Biểu hiện của bệnh rỉ sắt trên lá cây cà phê.

- Triệu chứng:

  • Bệnh làm tổn thương lá hoặc chồi.
  • Ban đầu, bệnh xuất hiện dưới dạng những đốm vàng có đường kính từ 2-3mm ở mặt dưới của lá. Sau đó, những đốm bệnh này “kết nối” với nhau để tạo thành các mảng bệnh lớn hơn, và mặt trên của lá cũng chuyển dần từ màu vàng sang nâu cháy.
  • Một thời gian sau, toàn bộ mặt dưới của lá bị ố vàng, giống như rỉ sắt và bị hoại tử từ từ.
  • Lá bệnh rụng dần đi để lại cành cây trơ trụi, hậu quả là khiến cây giảm khả năng quang hợp, kiệt sức và không thể tạo ra năng suất tối ưu.

- Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển: bệnh thường gây hại cho các vườn cà phê trong mùa mưa, đặc biệt là tháng mưa nhiều, độ ẩm cao. 

- Cách kiểm soát bệnh:

  • Tỉa bỏ và thiêu hủy lá nhiễm bệnh.
  • Trồng các giống cà phê có khả năng kháng bệnh.
  • Đảm bảo khoảng cách trồng giữa các cây thông thoáng, áp dụng kỹ thuật cắt tỉa thích hợp.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay và nông cụ sau khi tiếp xúc khu vực cây nhiễm bệnh.

3. Cách kiểm soát bệnh thối đen trên cây cà phê

Ở một số quốc gia trên thế giới, mức độ gây thiệt hại của bệnh thối đen (hay còn gọi là Black rot hoặc Koleroga) chỉ xếp sau bệnh rỉ sắt. Cả 2 giống cà phê Arabica và Robusta đều bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của mầm bệnh, mà trong đó Arabica bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Quả cà phê chín bị thối đen.

- Triệu chứng:

  • Khi cây mắc bệnh, lá, cành và quả chín sẽ bị thối đen hoặc chuyển thành màu nâu sẫm.
  • Lá bắt đầu khô héo, quả bị bao phủ bởi 1 lớp nấm trắng.
  • Cuối cùng, lá và quả cà phê đều bị rụng, kết quả thu hoạch kém.

- Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển: Khí hậu ấm áp, mưa nhiều và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát tán mạnh.

- Cách kiểm soát bệnh:

  • Tương tự như 2 loại bệnh trên, bà con cần nhanh chóng cắt bỏ những lá, cành có triệu chứng nhiễm bệnh, đồng thời tẩy rửa sạch sẽ dụng cụ sau khi làm vườn để tránh làm bệnh lây lan nặng hơn.
  • Tăng cường luồng không khí, đảm bảo vườn cây đón đủ năng và thoát nước tốt.
  • Phun thuốc diệt trừ nấm bệnh theo chỉ dẫn của kỹ sư nông học tại địa phương.

>>> Xem thêm: Giải pháp dinh dưỡng và ngừa bệnh cho cây cà phê.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: